23/11/2016
15

Một ngày đi bay cùng CLB Vietwings Hà Nội

Thích sự mạo hiểm, ưa khám phá, đam mê điều mới lạ và ước muốn chinh phục bầu trời. Đó là lí do những người Việt trẻ năng động chọn môn thể thao dù lượn

Thích sự mạo hiểm, ưa khám phá, đam mê điều mới lạ và ước muốn chinh phục bầu trời. Đó là lí do những người Việt trẻ năng động chọn môn thể thao dù lượn, và chọn Ford Ecosport 2014 làm “người bạn đồng hành”.

Những người Việt trẻ năng động mà chúng tôi đang nhắc đến là Vũ Tuấn Anh, Trần Minh Tú và Vũ Đoàn Thùy Dương – thành viên câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội. Có lẽ bạn nghĩ, giữa dù lượn và xe cộ sẽ chẳng mấy liên quan. Nhưng với họ, chúng lại có rất nhiều điểm chung. Từ một cái gì đó khác lạ, cá tính, từ sự linh hoạt, năng động hay là những phương tiện lí tưởng để họ thỏa sở thích ưa khám phá.

ecosport-2014-parachute-press (11).jpgVũ Đoàn Thùy Dương, Vũ Tuấn Anh và Trần Minh Tú thành viên câu lạc bộ dù lượn VietWings Hà Nội

“Cất cánh” cùng Ford EcoSport

Nếu dù lượn giúp 3 bạn trẻ trong câu lạc bộ VietWings “cất cánh” ước mơ từ thuở nhỏ được chao liệng như những cánh chim tự do trên bầu trời thì Ford EcoSport 2014 “cất cánh” cho mong muốn được điều khiển một chiếc xe nhỏ nhắn, linh hoạt, được làm chủ một không gian thoải mái và đầy đủ những công nghệ hiện đại nhất.

Một ngày cuối tuần, theo chân những thanh niên yêu thích khám phá bầu trời đến địa điểm "tập kết" hàng tuần của họ, tôi đã có dịp khám phá những điều lý thú xung quanh thú chơi cũng lắm công phu này.

ecosport-2014-parachute-press (2).jpg ecosport-2014-parachute-press (22).jpg ecosport-2014-parachute-press (24).jpgDù lượn giúp 3 bạn trẻ trong câu lạc bộ VietWings “cất cánh” ước mơ từ thuở nhỏ được chao liệng như những cánh chim tự do

7h sáng, tôi có mặt tại quán cà phê nằm trọn trong khuôn viên của Siêu thị Big C Thăng Long. Đây là nơi các thành viên VietWings thường “hò hẹn” nhau để chuẩn bị cho các chuyến đi bay. Có một thoáng bất ngờ nhỏ khi tôi phát hiện“người bạn đồng hành” cùng họ hôm nay là EcoSport 2014 – chiếc xe nhỏ nhắn, linh hoạt của Ford mới được ra mắt tại Việt Nam.

ecosport-2014-parachute-press (29).jpg

Sau những ánh mắt chào nhau đầy thân thiện, họ bỏ trên lưng xuống những balô đựng dù to gần bằng người, chất dù lên khoang chứa đồ của EcoSport 2014. Lần lượt xếp hàng tá đồ lỉnh kỉnh để phục vụ cho một ngày “bay lượn”, chúng tôi mới thấy tính thông minh của mẫu xe nhỏ này khi có tới 20 ngăn chứa đồ lớn nhỏ. Những đồ vật kích thước lớn như ghế bay và dù lượn bình thường phải chất lên thùng xe bán tải thì hôm nay lại nằm gọn gàng trong khoang chứa đồ. Thêm nữa là các lon nước, đồ ăn nhanh được các thành viên linh hoạt xếp vào các ngăn trong bên trong khoang xe.

Khi mọi thứ được xếp đặt ngăn nắp, chiếc xe chầm chậm lăn bánh rời xa dần chốn phồn thị trong tiếng cười nói rộn ràng, hứa hẹn một buổi “outdoor” đầy thú vị khi cả nhóm vừa được trải nghiệm sau tay lái chiếc xe năng động. 

ecosport-2014-parachute-press (33).jpg ecosport-2014-parachute-press (30).jpg ecosport-2014-parachute-press (31).jpgSau vô lăng, Tuấn Anh tỏ ra khá thích thú với mẫu xe nhỏ Ford Ecosport, đặc biệt là hệ thống SYNC

Để đến được điểm bay và hạ cánh, cả đoàn chúng tôi đã phải vượt qua những con đường không đẹp như trong phố, một chút ghập ghềnh trên con đường dẫn vào điểm hạ cánh khiến Tuấn Anh, tay lái nhiều năm kinh nghiệm, phải điều khiển xe rất khéo để khỏi chạm gầm vào những ổ voi trên đường.

Thật may mắn là mẫu SUV thành thị này có độ cao gầm khá tốt (200mm) giúp cả đoàn di chuyển đến đích mà không gặp cản trở nào. Được biết, Ecosport cũng có khả năng lội nước vượt trội, lên đến 550 mm, lái xe có thể tự tin đi qua các vũng nước lớn, nhất là vào mùa mưa. Đặc biệt mẫu xe nhỏ thông mình này còn có hệ thống Hỗ trợ khởi hành ngang dốc giúp lái xe khởi hành ngang dốc lên hoặc lùi đều dễ dàng nhờ duy trì lực phanh đến 3 giây. Điều này giúp xe tránh bị trôi dốc và làm tăng sự tự tin của người lái.

Có một điều chúng tôi thấy khá thú vị rằng những thành viên đã có đam mê “bay lượn” và ưu thích những điều mới mẻ thì đều dành một góc riêng trong trái tim cho những chiếc xe hơi. Với Tuấn Anh, tình yêu đó còn cao hơn nữa khi anh cũng đã sở hữu, trải nghiệm nhiều dòng xe hiện đại.

Hôm nay, anh tỏ ra khá thích thú với mẫu xe nhỏ Ford Ecosport, trong những quãng “gần nhau” ngắn ngủi, anh cũng khám phá ra những công nghệ thông minh trên xe như hệ thống SYNC giúp xe có thể giao tiếp với người bằng giọng nói. Và điều cả nhóm thấy thích thú nhất là khi chính Tuấn Anh ra lệnh cho hệ thống để liên lạc với các nhóm bay khác cũng đang di chuyển  trên đường. Trong không gian thoải mái và ngập tràn đam mê và sức trẻ, những tiếng cười cứ vang lên mãi...

ecosport-2014-parachute-press (34).jpgTrong không gian thoải mái và ngập tràn đam mê và sức trẻ, những tiếng cười cứ vang lên mãi

Chúng tôi có mặt tại Đồi Bù (Kim Bôi, Hòa Bình) khi đồng hồ mới điểm 9h sáng. Với dân dù lượn Hà Nội chắc chẳng ai không biết đến Đồi Bù. Đây là địa điểm lý tưởng để được "phiêu" cùng những cảm giác khám phá trên bầu trời.

Tuấn Anh – phi công cứng nhất trong nhóm 3 người mà chúng tôi đi cùng kể: “Dù lượn là loại hình thể thao đơn giản và dễ chơi nhất trong lĩnh vực thể thao hàng không được phổ biến trên thế giới. Nói là “dễ chơi” nhưng bạn cũng cần tuân thủ một loạt những quy tắc nghiêm ngặt về an toàn”.

Cũng theo Tuấn Anh, khi bắt đầu đến với môn thể thao này, người chơi cần phải trải qua 2 quy trình cơ bản: tập luyện ở mặt đất để tìm hiểu về khí động học và các kỹ thuật cất cánh - hạ cánh. Tiếp đến là học cất - hạ cánh ở những triền dốc nhỏ và kết thúc bằng một chuyến bay đơn. Tưởng như đơn giản nhưng môn thể thao này đòi hỏi người tham gia phải thực sự đam mê, có kiến thức về hàng không vững vàng”.

“Tập luyện rồi, tốt nghiệp khóa huấn luyện bằng hàng chục chuyến bay rồi nhưng việc có bay thành công hay không lại còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa như thời tiết, gió và những quyết định đưa ra trong tình huống cụ thể của từng chuyến bay” – Trần Minh Tú, một thành viên kinh nghiệm khác trong câu lạc bộ VietWings chia sẻ.

Đây là môn thể thao mạo hiểm và chứa đựng không ít rủi ro. Bản thân Tú đã có hàng chục giờ bay nhưng vẫn vấp phải cú “ngã đau nhớ đời” khi trong một lần bay, anh bị mất độ cao, va vào núi và nhập viện với 4 cái xương sường bị gãy.Tai nạn đó không khiến những người như Tú hay Tuấn Anh thôi đam mê được bay lượn trên bầu trời.

Bên cạnh kỹ thuật tốt, để bay một cách chủa động và an toàn, người tham gia còn cần phải trang bị cho mình một số thiết bị điện tử như GPS giúp dẫn đường, định vị, Vario (thiết bị dùng để xác định độ cao), Wind Meter (thiết bị đo vận tốc gió) cho phép biết chính xác tốc độ gió tại nơi cất cánh và bộ đàm để liên lạc.

ecosport-2014-parachute-press (18).jpgTrước khi bay, nhóm Tuấn Anh, Tú và Dương phải lái xe đến một bãi đỗ gần điểm hạ cánh, khảo sát đường băng, đo gió

Trước khi bay, nhóm Tuấn Anh, Tú và Dương phải lái xe đến một bãi đỗ gần điểm hạ cánh, khảo sát đường băng, đo gió. Sau đó, cả nhóm lên xe leo dốc khoảng 2 cây số lên đỉnh núi, trải dù rồi mới “tung cánh lên bầu trời” khi đáp ứng đầy đù những điều kiện cho phép.

Để điều khiển dù lượn đúng cách thì ngoài hiểu biết về kỹ thuật, các phi công còn phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của gió cũng như các cột khí nóng. Có 2 kiểu cất cánh là xuôi gió và ngược gió. Khi ít gió hay khi không có gió, phi công phải cất cánh xuôi, có nghĩa là phi công phải chạy về phía trước, mặt nhìn về nơi xuất phát của gió để có thể bơm căng cánh dù và chạy lấy đà. Khi gió vừa đủ mạnh, phi công có thể cất cánh ngược, mặt của phi công nhìn vào dù rồi dùng động tác đưa dù lên đỉnh đầu và xoay người lại để lấy đà cất cánh.

ecosport-2014-parachute-press (6).jpg ecosport-2014-parachute-press (7).jpg ecosport-2014-parachute-press (26).jpgĐể điều khiển dù lượn đúng cách thì ngoài hiểu biết về kỹ thuật, các vận động viên còn phải nắm rõ nguyên lý hoạt động của gió cũng như các cột khí nóng.

Sau khi đã cất cánh, dù lượn dựa vào những dòng không khí để tạo lực nâng. Giống như cánh của một chiếc máy bay không khí thổi qua mặt trên và mặt dưới của cánh dù tạo sự chênh lệch áp suất, từ đó tạo nên lực nâng khí động lực học giúp dù lượn bay trong các dòng không khí.

Chinh phục bầu trời

Mất gần 1h đồng hồ khảo sát đường băng, lên điểm cất cánh, đo tốc độ gió và cất cánh thành công. Thời khắc bay trên bầu trời là những phút giây tuyệt vời nhất.

Thùy Dương – cô bạn gái trong nhóm dù lượn chia sẻ: “Đó là lúc “sướng” nhất. Anh sẽ được chao cánh dọc những sườn núi, phóng tầm mắt ra xa, thu vào tâm trí những khung cảnh xanh mướt mát của cỏ cây phía dưới, của những ngôi nhà thấp lè tè mà từ đó mọc lên những cột khói lam dựng đứng. Sẽ được bay qua những hồ nước, những ô ruộng vuông vắn như bàn cờ hay những khu trang trại lợp mái xi-măng ngăn nắp.

ecosport-2014-parachute-press (22)-1.jpgNiềm đam mê làm chủ được “đôi cánh” của mình để mà thoải mái tận hưởng những góc nhìn ít ai có được như thế

“Lúc này, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao tụi em lại bay lượn như chim và làm chủ được “đôi cánh” của mình để mà thoải mái tận hưởng những góc nhìn ít ai có được như thế. Thực tế, dù lượn có điểm khác biệt là bay dựa vào các cột khí giống như loài chim, nhờ đó người bay có thể ở trên không hàng giờ đồng hồ và bay những quãng đường hàng trăm cây số chứ không chỉ là hành trình bay ngắn như bọn em thực hiện ngày hôm nay” – Thùy Dương nói.

Nếu gặp nhiều cột khí nóng, những người có kỹ thuật tốt như Tuấn Anh hay Tú có thể dùng kỹ thuật soaring (kỹ thuật dùng để bay dọc theo sườn các dãy núi lớn) mà chao lượn trên không hàng giờ đồng hồ.

“Khoái lắm anh ạ, việc làm chủ “đôi cánh” chẳng khác nào thuần phục thành công một chú ngựa. Anh có thể cầm cương điều khiển nó, cưỡi gió và khám phá mọi thứ từ trên cao” – Tuấn Anh tâm sự.

Phiêu lưu cùng tốc độ gió và có cảm giác của một chú chim tự do chao lượn bằng "đôi cánh" của riêng mình, được ngắm nhìn vẻ đẹp của núi non, sông hồ ở một vị trí đặc biệt, rồi cũng đến lúc phải tiếc nuối mà trở lại mặt đất. Nhưng cái thứ cảm xúc ấy thì vẫn còn vương vấn mãi, vẫn cứ lâng lâng như đang bay theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Cảm xúc đọng lại

Sự hấp dẫn đặc biệt của dù lượn là khả năng linh hoạt gọn nhẹ của các thiết bị sử dụng khi bay. Chỉ đơn giản là một chiếc cánh làm bằng vải mỏng, không có động cơ nhưng mang lại cho người tham gia cảm giác được bay lượn trên bầu trời, hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn tự do, và dường như thoát khỏi mọi gánh nặng về cuộc sống, công việc.

ecosport-2014-parachute-press (14).jpg

Khi trở lại mặt đất, cảm xúc về sự tự do và thoải mái dường như vẫn còn vẹn nguyên khi nhóm bạn trẻ lại được ngồi sau tay lái của EcoSport. Họ là những người thích làm chủ cuộc chơi và chiếc xe mới của Ford rất hợp “gu” với họ.

XEM THÊM ẢNH MỘT NGÀY ĐI BAY CÙNG FORD ECOSPORT

Nguồn: http://autodaily.vn

Bình luận