23/11/2016
15

Bay thermal – Phần 1

Đáng tiếc là ta không thể nhìn thấy không khí cho dù lạnh hay nóng. Để tận dụng được hết thảy những gì điều kiện thời tiết cho phép ta cần dựng lên trong trí óc hình ảnh của cột thermal mà ta đang lượn vòng theo


Posted Image

Hãy tưởng tượng ra thermal

Đáng tiếc là ta không thể nhìn thấy không khí cho dù lạnh hay nóng. Để tận dụng được hết thảy những gì điều kiện thời tiết cho phép ta cần dựng lên trong trí óc hình ảnh của cột thermal mà ta đang lượn vòng theo, để hình dung ra nó trong trí tưởng tượng của mình, hãy xem hình 1.4. Một số thermal rất lớn và dài thậm chí hàng ki lô mét, ví dụ dưới các dãy mây kéo dài (phố mây = cloud street). Một số khác nhỏ, hẹp, hoặc tạo bởi nhiều lõi, mỗi lõi có tốc độ leo khác nhau đáng kể. Phần tiếp theo giới thiệu một số cấu trúc thermal khác nhau để giúp cho việc tưởng tượng trở nên dễ dàng hơn.

Posted Image

Cấu trúc xoáy (vortex) của thermal
Vòng khói mà người hút xì gà nhả ra cho ta một ví dụ về cấu trúc xoáy của thermal. Bằng kinh nghiệm ta có thể biết là thermal ở vùng lõi mạnh gấp nhiều lần ở vùng mép. Tại sao lại như vậy? Để giải thích cho điều này người ta đã xây dựng lý thuyết cấu trúc xoáy. Ta có thể kiểm chứng tính chính xác của lý thuyết này thường xuyên qua việc quan sát: khi thermal bốc lên, ma sát với không khí xung quanh làm cho nó bị chậm hơn ở phần mép. Điều này dẫn đến chuyển động quay từ trong ra ngoài giống như khi ta tháo tất khỏi chân. Ta có thể quan sát thấy những xoáy này cả ở trong các bong bóng lẫn cột thermal.
Hãy xem sự khác biệt của cấu trúc vòng xoáy (vortex ring) đối với hai phi công A và E
Posted Image

Phi công A đang ở trong phần lõi và leo với tốc độ gấp đôi phi công B, đã leo đến phần đỉnh [của cột thermal]. Khi phi công A đuổi kịp B thì sẽ có tốc độ leo như nhau. Phi công B bay ngược chiều gió tạo bởi vòng xoáy. Nếu như mang theo GPS thì ta có thể thấy tốc độ bay (ground speed) khi đó là thấp hơn so với thời điểm ngay trước đó. Nếu bay trên vùng tâm của phần lõi bỗng nhiên ta sẽ thấy xuôi gió kết hợp với tốc độ leo thấp hơn. Có thể cảm nhận thấy sự tăng tốc khi bay vào vùng lõi và khu vực xuôi gió, và khi đó người phi công cần vòng rẽ ngay lập tức để giữ vị trí trong vùng lõi và tối ưu hóa tốc độ leo của mình. Vùng lõi của vòng xoáy khá là nhiễu loạn (turbulent) và phi công phải liên tục tác động dây lái để chỉnh xoay lắc cánh dù và điều chỉnh để giữ nguyên vị trí trong vùng nâng mạnh nhất.

Phi công C vẫn ở trên cột thermal. Chỉ khi bay tụt xuống và cột thermal bốc cao lên hơn thì anh ta mới có thể bay thermal và lấy thêm độ cao. Phi công D đã rơi khỏi vùng có thermal và đang hướng ra khỏi cột thermal. Nếu mang theo GPS anh ta có thể thấy tốc độ bay (ground speed) tăng lên và tốc độ rơi cũng tăng lên theo. Phi công E đang tiếp cận thermal ở dưới thấp. Anh này đang xuôi gió và thấy tốc độ rơi giảm dần, trên thực tế anh ta đang bị hút vào cột thermal. Ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng của việc phải luôn luôn mường tượng trong đầu hình ảnh cột thermal ta đang bay trong đó và phải hình dung ra nó một cách rõ ràng. Chỉ có như vậy thì ta mới có thể hiểu những gì đang diễn ra trong suốt quá trình bay thermal và ta đang ở phần nào của cột thermal để có thể tận dụng tối đa nó. Điều này cho phép ta vào lại vùng lõi nhanh hơn trong trường hợp ta ‘sểnh’ mất nó.

Lời khuyên: Nếu ta bay thẳng và bỗng thấy bị dạt mạnh về một phía, có thể kết hợp với giảm tốc độ rơi, ta phải ngay lập tức bay theo hướng dạt đó. Nhiều khả năng là ta bay thẳng vào cột thermal, giống như những gì phi công E đang chuẩn bị làm là tiến vào cột thermal.

Kinh nghiệm
Trong một lần bay thermal tôi đã có được kinh nghiệm hết sức tuyệt vời khi lướt trên vùng vortex của một cột thermal rất mạnh. Tôi leo tới trên 9 m/s trong một ngày hoàn toàn không có gió, và bỗng nhiên nhận thấy qua việc nhìn GPS thấy tốc độ tiến giảm xuống 0! Câu hỏi khi đó là không hiểu bỗng nhiên từ đâu lại có gió mạnh thổi đến. Nhưng giờ đây tôi đã nhận ra là đơn giản là tôi đang ở đỉnh của vòng xoáy, hướng thẳng đến vùng không khí đang đổ ra (xem hình 1.29, vị trí của phi công). Sau đó tôi đã lên đến 1,500 m thẳng đứng trong thời gian hết sức ngắn, bay thẳng và thực ra là ‘đứng’ tại chỗ! Thật tuyệt vời!

Hãy hình dung là có 2 phi công đang tìm cách ‘khai thác’ vùng thấp của một bong bóng thermal đang bốc lên dưới dạng cấu trúc xoáy; một người ở vị trí 50 m dưới thấp và ngay sau đó bị ‘tuột’ khỏi bong bóng thermal, do là anh ta rơi dần xuống trong khối khí xung quanh đang bốc

ở độ cao cao hơn 50 m thì vào vùng tâm của vòng xoáy tại đó không khí đang bốc lên được tăng tốc bởi cấu trúc xoáy. Mặc dù bong bóng thermal đang bốc lên với tốc độ 1 m/s nhưng vùng tâm thì đang tạo ra tốc độ leo 2 m/s vừa đủ để cân bằng với tốc độ rơi của vòm dù. Nếu không phải là do có hiệu ứng này thì giả sử tốc độ rơi nhỏ nhất – 1m/s, người phi công ở trên sẽ tụt xuống đáy bong bóng thermal trong vòng 50 giây (anh ta ở vị trí 50 m cao hơn so với người bạn) – nhưng thực tế thì anh ta lại bốc lên cùng với bong bóng thermal suốt cho đến tận đáy mây (cloudbase)!
Posted Image
Một bong bóng thermal đang lên. Người phi công ở phía dưới đã để ‘tuột’ mất nó trước đó và đang cố tìm lại trong vô vọng ‘em’ thermal này giờ đây đã ở vị trí cao hơn. Trong khi đó thì người phi công ở phía trên đã vào được tâm của vòng xoáy và tìm cách giữ vững vị trí đó. Người phi công ở dưới chỉ còn nước ‘đứng’ nhìn [một cách thèm thuồng + ghen tị + thở dài thườn thượt] trong khi người bạn đang mỗi lúc một nhỏ dần nhỏ dần ở tít trên cao.

Ngay trong một cột thermal thì cũng có vài ‘điểm nóng’ (hotspot) tại đó lực nâng thậm chí là tốt hơn.

LỜI KHUYÊN CỦA THÀY THUỐC: Vòng xoáy là chỗ phổ biến đối với các thermal biệt lập với phần lõi nhỏ hẹp. Khi thermal lớn rộng ra như thường có dưới ‘phố mây’, v.v. thì hiếm khi ta thấy cấu trúc này.
Posted Image
Một đám mây có hình xoáy ‘cổ điển’ như ta thường đề cập đến. Bằng cách quan sát các đám mây này ta có thể học hỏi được rất nhiều về cấu trúc của các cột thermals [tàng hình] vô hình kia

Nguồn: Tạp chí Cross Country, trích từ sách ‘Thermal Flying’ của Bukhard Martens, HNPG dịch

Bình luận