23/10/2017
15

BRUCE GOLDSMITH ICARISTICS: DÙ NHẸ THÌ SAO?

From XC Magazine Issue 185 - Dũng Bim translate

BRUCE GOLDSMITH ICARISTICS: DÙ NHẸ THÌ SAO?
[Original English below]
Bruce Goldsmith đã chơi thể thao hàng không từ những năm 80. Ông hai lần vô địch giải Diều lượn Anh, ba lần vô địch giải Dù lượn Anh và vô địch thế giới dù lượn năm 2007. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế dù lượn.
Phong trào sản xuất dù nhẹ đang ngày càng trở nên mạnh hơn, đến nỗi ngay cả dù thường bây giờ cũng nhẹ hơn trước kia nhiều.
Tôi nhớ trước đây một cánh dù đơn thường nặng khoảng 7kg. Bây giờ trung bình là khoảng 5kg cho dù thường và 4kg hoặc nhỏ hơn cho dù nhẹ.
Độ bền
Một cánh dù nhẹ dùng được bao lâu?
Không dễ để có thể trả lời một cánh dù thường dùng được bao lâu, mặc dù câu trả lời của tôi thường là 500 giờ sử dụng hoặc bay. Tuy nhiên, tôi có nhiều cánh dù đã dùng 1000 giờ và vẫn còn bay tốt. Tôi nói sử dụng hoặc bay vì việc mở ra gấp lại dù thường tương đương với khoảng một giờ bay.
(Cánh dù dùng lâu nhất tôi được biết đã bay 1500 chuyến, là một cánh dù BGD Dual ở Đài Loan. Bãi cất cánh và hạ cánh ở đó cỏ rất đẹp, và cánh dù được chăm sóc bởi một phi công bay đôi chuyên nghiệp.)
Do đó câu trả lời của tôi cho việc cánh dù nhẹ dùng được bao lâu sẽ là “ít hơn dù thường một chút”. Khoảng 400 giờ sử dụng hoặc bay. Nhưng câu trả lời này cũng chỉ là bốc thuốc, vì mọi người muốn có một câu trả lời. Thực tế thì không thể trả lời được vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Phần đầu tiên của cánh dù bị hao mòn là mép trước của mặt trên. Đây là phần chịu tải nhiều nhất của cánh dù và lực nâng tác động vào đây là lớn nhất. Phần này thường được làm từ vật liệu nặng và bền. Nếu phần này được dùng bằng vải bền và sử dụng vải nhẹ ở những chỗ khác thì sẽ không ảnh hưởng tới tuổi đời của cánh dù.
Nếu mép trước được thiết kế 3D panel-shaping tốt, và được phân tải đều, cánh dù của bạn sẽ dùng được khá lâu. Công nghệ CCB (xem thêm: Cord Cut Billow của BGD) của tôi giúp phân tải tốt. Một cánh dù sử dụng vải nặng nhưng thiết kế tệ sẽ kém bền hơn một cánh dù sử dụng vải nhẹ được thiết kế tốt.
Giá thành vật liệu
Loại vải được sử dụng phổ biến nhất là Porcher - họ cung cấp 70% vải dù lượn hiện nay. Họ vừa tối giản danh mục hàng và hiện nay có 3 loại chính: 40 gsm, 32 gsm và 27 gsm. GSM nghĩa là gram mỗi mét vuông và là tiêu chuẩn công nghiệp; chúng ta thường gọi tắt là “vải 32g” hoặc “vải nhẹ 27g”. Dominico cũng sử dụng danh mục tương tự, được gọi là D30, D20 và D10 (loại nhẹ nhất).
Vậy tại sao các nhà sản xuất và thiết kế luôn sử dụng vải nhẹ ở các vùng ít va chạm của cánh dù? Câu trả lời là giá thành. Vải được bán thành các cuộn với chiều rộng 1.42m. Giá vải ước tính như sau:
• Vải 40g là €5/m
• Vải 32g là €8/m
• Vải 27g là €9/m
Thường thì một cánh dù cỡ M sử dụng 100m vải.
Do đó dùng vải nhẹ sẽ tốn gần gấp đôi so với vải nặng. Ngoài ra việc khâu vá cũng khó khăn và yêu cầu độ chính xác cao hơn khi may.
Dù nhẹ bay tốt hơn Thông thường dù nhẹ sẽ an toàn hơn vì quán tính của chúng ít hơn, có nghĩa là chúng sẽ lắc bổ ít hơn khi kết thúc các động tác có lắc bổ dù. Cất cánh cũng sẽ dễ hơn do dù nhẹ hơn và dễ nâng lên hơn.
Có nhiều báo cáo là dù nhẹ có hiệu năng tốt hơn chỉ vì chúng nhẹ. Cá nhân tôi không thể xác nhận điều này, nhưng lý do chính là tôi thường dùng các dây dù mảnh hơn vào các cánh dù nhẹ của mình, vì thế bạn sẽ thấy là chúng có hiệu năng tốt hơn.
Vách ngăn (Rib) và đường chéo trong cell dù (diagonal) Một mẹo khác khi làm dù nhẹ đó là sử dụng vải nặng và cắt các lỗ trên nó. Với các rib và diagonal thì được nhưng bạn không thể làm điều đó với mặt trên hay mặt dưới của dù.
Tổng kết lại Với tôi nhược điểm duy nhất của dù nhẹ, bên cạnh giá thành là khả năng chống rách. Nếu bạn hạ vào cây hoặc vướng vào hàng rào bạn sẽ sớm thấy sự khác biệt giữa dù nhẹ và dù thường.
Tóm tắt lại ưu nhược điểm của dù nhẹ sẽ là:
+ Nhẹ cân
+ Cất cánh tốt hơn
+ Gấp lại nhỏ hơn
+ Cải thiện các bài kiểm tra SIV (ít quán tính)
- Giá thành
- Chống rách
.
[Original English]
BRUCE GOLDSMITH ICARISTICS HOW ABOUT SOMETHING LIGHT? Bruce Goldsmith has been flying since the 1980s. He has been British Hang Gliding Champion twice, British Paragliding Champion three times and was Paragliding World Champion in 2007. He has been designing paragliders for 20 years.
The trend for lightweight wings is getting stronger and stronger. So much so that even standard wings now are lighter than they have ever been.
I remember when a medium solo wing used to weigh 7kg. Now, the average is more like 5kg for a standard wing and 4kg or less for a light one.
Longevity How long will a light wing last?
For a start, it is not actually all that easy to say how long a standard-weight wing will last, although my stock answer is 500 hours or flights. However, I have many gliders with 1,000 hours or flights on them and they still fly fine. I say flights or hours because the act of unpacking and refolding your glider is probably equivalent to more than one-hour of flight time.
(The most I have ever heard of is 1,500 flights, and that was on a Dual in Taiwan. It was a nice grassy take-off and landing, and a professional tandem pilot who looked after his equipment.)
So my stock answer for how long a light wing will last is, “a little less than a standard wing”. So let’s say 400 hours or flights. But this answer is pretty much a wild guess, given because people simply want an answer. In reality it is impossible to say because it depends on so many other factors.
The part of the glider that gets worn out first is the leading-edge top-surface. This is because this is the highest-loaded part of the glider as the lift force is strongest here. This part of the sail should be made from heavy, strong cloth. If this is made with good cloth then using lighter cloth elsewhere is logical and should not affect the life of the wing.
If the leading edge has good 3D panel-shaping, and the load is well distributed in the glider, you can expect your wing to last well. My own CCB system helps to spread load well. A heavy-cloth glider designed badly though, will last a shorter time than a light-cloth glider designed well.
The cost of materials The most commonly used cloth is Porcher – they supply 70% of the paraglider fabric used today. They have recently simplified their range and it now comes in three weights: 40gsm, 32gsm and 27gsm. GSM stands for grams per square metre and is the industry standard; we use shorthand and talk about “32g cloth” or “lightweight 27g fabric”. Dominico also have a similar range of cloths, called D30, D20 and D10 (the lightest).
So why don’t manufacturers and designers always put lightweight cloth on the less abused parts of the wing? The answer is cost. Cloth is sold in linear metres, and cloth roll width is 1.42m. Roughly speaking, costs are:
• 40g is €5/m
• 32g is €8/m
• 27g is €9/m
Typically, an M glider uses 100m of cloth.
So the light cloth is nearly double the cost of the heavy cloth. Not only that but it is harder to sew and be precise when working with it.
Light wings fly nicer In general light wings are safer because they have less inertia, which means they will shoot less when exiting from any manoeuver that involves shooting or diving of the glider. Launch is also easier because the wing is lighter and rises up more easily.
There are reports of light wings also having better performance just because they are lighter. Personally I cannot confirm this, but this is mainly because I also put thinner lines on my light wings, and so you would expect them to have better performance anyway.
Ribs and diagonals The other trick when making a lightweight wing is to use heavy cloth and cut more holes in it. This works well for the ribs and diagonals, but it’s not something you can do on the top or bottom surface!
The bottom line For me the only real disadvantage of light wings, except for their cost, is the tear resistance. If you land in a tree or have a fight with a fence you will soon notice the difference between a light wing and a standard one.
The bottom line on lightweight wings then is this:
+ Lighter weight
+ Better launch
+ Smaller pack size
+ Improved SIV tests (less inertia)
- Cost
- Tear resistance.

Bình luận