08/10/2017
15

THEO DE BLIC: NÉM DÙ PHỤ

From XC Magazine Issue 181. Dũng Bim translate

[Original English below]
Các tình huống khẩn cấp là những cơn ác mộng của các phi công dù lượn. Với nhiều năm kinh nghiệm bay acro và thường xuyên trải qua những tình huống này, Théo de Blic đã tổng hợp 10 điều nên làm sau đây cho các bạn trẻ.
1. Hãy gấp lại dù phụ thường xuyên, và đảm bảo mọi hoạt động của dù phụ đều bình thường. Khi còn trẻ tôi làm công việc quay film cho các khoá SIV, nhiều người thậm chí không thể ném dù phụ của họ bởi họ đóng bao đựng dù phụ sai cách. Chắc chắn bạn sẽ muốn nhận ra điều này khi chân vẫn còn ở trên mặt đất hơn là khi đang bị quay tròn ở độ cao 200m. Thậm chí có người còn có cả 1 chiếc tuốc nơ vít ở trong túi đựng dù phụ của mình, bạn có thể tưởng tượng được không?
2. Hãy tập phản xạ tìm tay giật dù phụ như là việc tắt báo thức mỗi sáng. Trong các tình huống khẩn cấp, sự sống và cái chết có thể được quyết định bằng một vài giây nhanh chậm. Do đó hãy chắc chắn là bạn biết tay giật dù phụ ở đâu và biết cách để tìm được nó càng nhanh càng tốt, ngay cả khi hoàn toàn mất phương hướng. Bản thân tôi thường đưa tay từ đầu gối trượt xuống mông để chắc chắn là có thể tìm được đai ngồi của mình và biết được tay giật ở đâu.
3. Tập ném dù phụ thành thục. Thực tế là nhiều người sẽ shock khi biết là bao đựng dù phụ cần phải được ném đi và không giữ lại được khi giật dù phụ. Hãy tập động tác ném dù phụ càng nhiều càng tốt. Động tác đúng phải đủ mạnh để đưa bao đựng dù phụ càng xa người càng tốt. Và hãy chú ý xem dù bạn ở đâu khi ném, tôi đã chứng kiến nhiều phi công ném dù phụ của họ thẳng vào chiếc dù chính đang collapse. Nếu bạn không muốn như vậy, hãy cố gắng ném dù phụ theo hướng ngược lại.
4. Kiểm tra độ cao. Đây là điều rất quan trọng. Rất nhiều lần tôi đã thấy phi công cố gắng phục hồi dù cho tới khi anh ta chạm đất. 99.9% các tai nạn dù lượn xảy ra khi phi công chạm đất. Bạn khó có thể bị thương khi đang bay trên trời, kẻ thù duy nhất của bạn là mặt đất, vì thế hãy chú ý đến nó. Nếu bạn không chắc chắn về độ cao của mình, hãy ném dù phụ. Nếu bạn nghĩ rằng mình có thời gian, hãy cố gắng phục hồi dù chính, nhưng đừng quên để ý mặt đất. Tốc độ rơi xuống đất rất nhanh, vì thế hãy luôn chú ý đến nó.
5. Đừng chần chừ. Nếu bạn có bất cứ nghi ngại gì, hãy ném dù phụ. Thà cẩn thận một chút còn hơn mạo hiểm tính mạng. Nếu bạn không chắc là mình có thể phục hồi dù hay không thì hãy ném dù phụ, chẳng thà sai khi mình đang hạ cánh bằng dù phụ còn hơn sai khi nằm trên giường bệnh viện.
6. Đừng bao giờ nghĩ là quá muộn. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra và bạn đang ở độ cao rất thấp, hãy ném dù phụ ngay. Trong nhiều trường hợp dù phụ sẽ mở đúng thời điểm. Kể cả khi không mở hoàn toàn nó cũng sẽ làm tốc độ rơi của bạn giảm đi đôi chút. Có một lần tôi đang ở độ cao thấp, tôi nhìn xuống và nghĩ rằng dù phụ sẽ không mở kịp, nhưng đồng thời tôi vẫn ném dù phụ ra. Dù mở và tôi còn 4 giây trước khi chạm đất. Vì vậy không bao giờ là quá muộn. Chúng ta đang nói đến mạng sống của bạn vì thế hãy cố gắng làm mọi cách có thể để cứu nó.
7. Đưa cả 2 tay phanh vào một bên tay trước khi với lấy tay giật dù phụ. Đa số mọi người thường không làm như vậy nhưng tôi đã thấy nhiều trường hợp phi công thả dây lái để với tay giật dù phụ và dù của họ bổ xuống, dẫn tới việc họ rơi thẳng vào cánh dù. Để tránh như vậy, hãy đưa 2 dây lái vào 1 bên tay và dùng tay còn lại giật dù phụ càng nhanh càng tốt.
8. Đừng quên là dù chính của bạn vẫn còn. Sau khi ném dù phụ công việc của bạn vẫn chưa xong hẳn. Dù chính và dù phụ thường có xu hướng quấn vào nhau hoặc nằm song song với nhau, khiến cho tốc độ rơi của bạn tăng lên. Sau khi ném dù phụ hãy dùng hết sức để thu dù chính lại. Dễ nhất là sử dụng dây phanh, nhóm dây D, nhóm dây C và dây ổn định (dây B bên ngoài cùng nối với đầu cánh dù). Tránh sử dụng nhóm dây A và B vì chúng thường có áp lực mạnh nhất. Tôi thường nhớ màu các dây dù của mình, điều đó giúp dễ dàng tìm đúng dây hơn trong lúc mọi thứ đang rối tinh lên.
9. Sẵn sàn để tiếp đất thật mạnh. Dù phụ được thiết kế để cứu mạng bạn, không phải để nâng niu xương của bạn, do đó bạn có thể rơi xuống với tốc độ cao. Khi bạn chuẩn bị hạ cánh bằng dù phụ, luôn luôn đứng ra khỏi đai ngồi và cố gắng hạ với bàn chân và chân khép chặt, sau đó lăn sang một bên (hạ kiểu PLF). Đừng tin tưởng quá nhiều vào túi khí hay đệm mút của bạn. Bạn sẽ không thể hạ đẹp như múa ba lê nhưng ít ra bạn có thể đứng lên di chuyển được.
10. Gọi cho bạn bè để thông báo tình trạng. Gọi luôn cho cả đội cứu hộ khẩn cấp để thông báo tình trạng của bạn với họ. Đa số các trường hợp khi nhìn thấy bạn gặp tai nạn, ai đó sẽ gọi cứu hộ ngay lập tức. Hãy thông báo tình trạng của bạn cho cứu hộ. Việc này sẽ tiết kiệm kha khá tiền bảo hiểm cho bạn, vì gửi trực thăng cứu hộ tới cứu hộ sẽ rất tốn kém. Ngoài ra việc này cũng sẽ giúp đội cứu hộ không vướng bận gì và có thể đi hỗ trợ ngay nếu như người khác thực sự cần sự giúp đỡ của họ.
Théo de Blic đã bay solo từ khi mới 12 tuổi, anh là thành viên của đội bay Acro Pháp, đã giành huy chương vàng đồng đội tại FAI World Air Games, huy chương bạc đồng đội tại Acro World Championships và thường xuyên có giải tại Acro World Cup. Théo hiện vẫn còn sống tại Chambery, France.
[Original English]
THEO DE BLIC’S ACRO WORLD DEALING WITH A RESERVE THROW Emergency situations are the nightmares of pilots. With years of being an acro pilot and living those situations I have stored up my top 10 tips on how to react for you guys.
1. Make sure that your rescue is repacked regularly, and that everything is fully functional. When I was a teenager I filmed for SIVs: many people couldn’t even throw their rescues because they had closed their rescue containers the wrong way. That is definitely something you want to find out when both your feet are safely on the ground and not at 200m in a strong autorotation. I even saw a guy with an allen key inside his pod [deployment bag], can you imagine that? Me neither!
2. Make finding the red handle as natural as snoozing your alarm clock in the morning. In an emergency situation seconds can separate life and death. So make sure you know where your handle is and that you can find it as fast as possible, even when extremely disoriented. You have to find a movement that will always bring you to this red handle, no matter what. For myself, I slide my hand from my knees to my butt; on the way I am always sure to find my harness and then know where this handle will be.
3. Practise throwing your pod. Indeed, it may come as a shock for some people but your deployment bag has to be thrown away, it is not something you keep to yourself. So practise the movement of throwing it as much as you can. It has to be strong enough to send your container as far away as possible. Practise it over and over so it becomes natural. And be aware of where your glider is; I have seen many pilots throwing their rescues straight into their collapsed gliders. That is not what you want to do: try to throw it in the opposite direction, that should do the trick.
4. Check your altitude. It is the most common advice, yet it is so important. How many times have I seen a pilot fighting until he hit the ground? Too many times. 99.9% of paragliding accidents happen when the pilot hits the ground. Nothing can hurt you in the air: your only enemy is the ground, so know where it is. If you are not sure of your altitude, throw your rescue. If you think you have some time, then try to sort it out, but don’t forget to keep an eye on the ground. The ground can get pretty close pretty fast, so always keep an eye on it.
5. Don’t doubt. If you have any doubt then throw your reserve. Better safe than sorry as it is said. If you are wondering whether to wait or not then don’t wait. If you are not sure it means there is a chance you are wrong, and trust me, it feels much better to be wrong under your rescue than to be wrong on your hospital bed.
6. Never ever think it is too late. It is never too late. If something happens to you and you are very low, throw your rescue anyway and right away. In most scenarios the rescue will open just in time. Even if it doesn’t it can always slow you down a little. I remember once when I was really low in a rescue situation, I looked down and thought, “I am too low, it won’t open” but at the same time I was also pulling my rescue just in case. It opened and I even had four seconds to spare before I hit the ground. So it is never too late. It is your life we are talking about so try everything you can to save it.
7. Put both your brake handles into one hand before reaching for your rescue handle. Most people forget to do this but I have seen plenty of people release their brake handles to reach for the rescue handle and their glider shooting, resulting in them falling into their canopy. You definitely don’t want that to happen. So put both handles in one hand and grab your rescue handle. Obviously all of this has to be done as fast as possible.
8. Don’t forget that you still have a paraglider out there. Indeed once you have thrown your rescue your job is not done yet. Paragliders and rescues have a really bad tendency to go into a ‘mirror’ or down-plane effect, and it increases your sink rate pretty badly. Once you have thrown your rescue put all your strength into bringing your glider back to you. Most of the time your Brakes, D, C and stabilo lines are the easiest. Try to avoid A and B lines as they are usually the ones with the most pressure. I always know the colour scheme of my lines by heart, so I know that purple are the brakes, yellow the Ds and so on; it makes it easier to find the right ones in all the mess that’s going on after my rescue opens.
9. Get ready to hit the ground quite hard. Rescues are made to save your life, not your bones, so sometimes you can come down to the ground with quite some speed. When you are about to land with a rescue always stand up in your harness and try to land on your feet, legs together and roll over. Don’t put too much trust into your airbag or your bumpair. You won’t land like a ballerina but at least you should walk away.
10. Don’t forget to call your friends to tell them you are okay. Call the emergency services to tell them you are okay as well. Most times someone will see you fall and call the emergencies straight away. So call them and tell them you are OK. It will save your insurance some money, because sending a helicopter to you for no reason can be quite expensive. It will also keep them fully available if someone really does need their help.
Théo de Blic has been flying paragliders solo since he was 12. A member of the French Acro Team he has won synchro gold in the FAI World Air Games, synchro silver at the Acro World Championships and is a regular on podiums at the Acro World Cup. He lives in Chambéry, France

Bình luận