08/10/2017
15

BRUCE GOLDSMITH ICARISTICS: BAY VỚI GIÔNG

From XC Magazine Issue 183

[Original English below]
Icaristics là series các bài viết của Bruce Goldsmith về dù lượn được đăng trên tạp chí Cross Country Magazine.
Trong khi bay tại Giải vô địch thế giới về Dù lượn (PWC) ở Feltre, Italy, gần như mỗi ngày các phi công đều gặp các cơn giông cũng như các cột mây overdevelopment. Tôi không chỉ chụp được vài tấm ảnh đẹp về bão mà còn tự nhắc bản thân một vài điều quan trọng về bay với giông.
Mặc dù trong suốt giải, hầu như ngày nào cũng có giông nhưng không xảy ra tai nạn nào với các phi công, nhưng những tấm ảnh tôi chụp sẽ khiến bạn nghĩ khác. Sau đây là những lời khuyên của tôi về việc bay lượn khi có khả năng xảy ra giông.
Theo dõi dự báo thời tiết: Điều đầu tiên cần làm trước khi bay là xem dự báo để xem khả năng có giông. Dự báo thời tiết thường dự báo giông và thời gian có thể xảy ra giông khá chính xác.
Theo dõi những đám mây tại điểm bay: Các cột mây cumulus là tính hiệu chắc chắn về khả năng xảy ra giông. Hãy theo dõi xem các cột mây đó có đỉnh hay chúng gần như cao không giới hạn. Nếu các cột mây có đỉnh, đó là dấu hiệu của một lớp đảo nhiệt (inversion) có khả năng làm chậm sự phát triển của giông - các cơn giông sẽ xảy ra nhưng thường là vào cuối ngày. Nếu các cột mấy không có giới hạn, đó là dấu hiệu không có inversion - các cơn giông có thể phát triển rất nhanh và diễn ra sớm hơn.
Hãy xem tấm hình ở trên về các cột mây cumulus vào lúc 11:00 AM tại PWC, các bạn có thể dự đoán thời điểm xảy ra giông của ngày hôm đó.
Khi đang bay, hãy quan sát xung quanh: Khi bạn đang bay và sợ rằng đám mây trên đầu mình có thể phát triển, bạn không thể theo dõi đội cao của nó vì bạn ở ngay dưới nó. Hãy quan sát các đám mây xung quanh, bạn có thể ước lượng được chiều cao của đám mây trên mình. Nếu đám mây kế bên trông có vẻ lớn, đám mây trên đầu bạn có khả năng cũng lớn.
Sự nguy hiểm của giông
Các cơn giông thường mang tới hai sự nguy hiểm cho phi công, đó là gió mặt đất lớn; và bị mây hút lên cao và bị đóng băng. Giông cũng có thể gây sét, tuy nhiên tôi mới chỉ biết có một người bị sét đánh khi đang bay trong suốt lịch sử thể thao hàng không.
Gió to: Sự nguy hiểm nhất của giông là gió lớn. Những cơn gió lớn có thể dễ dàng được nhìn thấy. Bạn sẽ thấy gió trên hồ hoặc mặt nước, từ cách các hàng cây lay động, từ khói, bụi, từ cách những con chim hạ cánh hoặc bay. Trong những khu vực có nhiều bụi, bạn sẽ thấy một luồng bụi thổi tới. Hãy đảm bảo là bạn không hạ cánh khi có cơn gió lớn.
Sấm: Tôi sẽ chạy nhanh hết mức có thể khi nghe thấy có tiếng sấm. Đây chắc chắn là tín hiệu cuối cùng và bạn sẽ thấy nhiều tín hiệu cảnh báo khác trước khi nghe thấy tiếng sấm, tiếng sấm chắc chắn là lời cảnh báo cuối cùng “Té khỏi đây ngay”.
Địa hình: Địa hình ở điểm bay của bạn cũng rất quan trong. Bay ở vùng núi thường nguy hiểm hơn vùng đồng bằng bởi các cơn giông ở vùng núi sẽ rất nhanh chóng tràn xuống thung lũng. Một vấn đề nữa là gió thung lũng sẽ hút xuống thung lũng và bạn sẽ không có đường thoát. Hãy đặc biệt cẩn thận khi bay ở vùng núi, khi bay với giông nguy hiểm hơn rất nhiều.
Có kế hoạch trước
Khi ở gần một cơn giông bạn hãy tìm hiểu nó. Bạn hãy xem nó phát triển theo hướng nào và tìm tuyến thoát tốt nhất. Nếu bạn bị hút vào cơn giông, cố gắng duy trì hướng bay theo tuyến thoát tốt nhất mà bạn đã xác định từ trước.
Tập duy trì bay theo tuyến bay và sử dụng trang thiết bị để đảm bảo bạn bay theo tuyến thoát tốt nhất. Ghi chú những điều này trước khi bạn bay vào mây. Bạn sẽ phải quyết định trong giây lát là bay về hướng nào, hãy chắc chắn là thiết bị của bạn có thể chỉ rõ hướng bay đó trước khi bị hút vào mây.
Các cơn giông không giống nhau
Tại PWC năm nay 150 phi công đều bay an toàn trong suốt 2 tuần lễ và hầu như ngày nào cũng có giông. Các cơn giông đều đi kèm sấm chớp, nhưng chúng khá nhẹ nhàng do không có các cơn gió lớn. Các cơn giông này đều được dự báo trước do đó các phi công đều sẵn sàng đối phó với chúng.
Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng tốt đẹp như vậy. Tai nạn liên quan tới giông nghiêm trọng nhất xảy ra ở Como, Italy năm 1989. Một ngày u ám với lift yếu. Các phi công đều cố gắng bay và không ai đoán trước là có giông. Nhưng một cơn giông đã phát triển ở trên tầng mây stratus, 20 phi công diều lượn đã bị hút vào. Cơn giông không chỉ bất ngờ mà còn khó đoán và đặc biệt nghiêm trọng.
Rất nhiều phi công đã chết khi cố gắng hạ cánh khi gió to. Ngày hôm đó đã được ghi dấu là ngày tồi tệ nhất của lịch sử thể thao hàng không.
[Original English]
BRUCE GOLDSMITH ICARISTICS FLYING WITH BIG CLOUDS AND STORMS
Whilst flying at the Paragliding World Championships in Feltre, Italy nearly every day pilots had storms and overdevelopment. Not only did I get some nice photos of storms, but it was a good chance to remind myself of some of the important points of storm flying. Even though there were storms most days there were no accidents during the whole comp from pilots flying near storms, despite the nice pictures I took which might make you think otherwise. Here’s my advice on how to handle flying when storms are likely.
Look at the forecast: The first thing to do is look at the forecast before you fly to check the likelihood of storms. Weather forecasts are generally good at forecasting storms, often with a prediction of the time that the storms are likely to happen.
Look at the clouds where you are: Towering cumuli are a strong signal that storms are likely to happen. Look to see if there is an upper limit to the clouds or if they just seem to tower high without any limit in altitude. If there is an upper limit, then that indicates an inversion which will slow down storm development – storms may still happen, but it may happen later in the day. If there is no upper limit, then that indicates no inversion – storms will likely build more rapidly and happen earlier. Look at photo above of the amazing towering cumulus during one 11am briefing in the World Championships. It does not take a genius to predict thunderstorms that day.
In the air, look sideways: If you are flying and you fear the cloud above you might be getting big, it is not possible to see how high it’s getting because you are underneath it. In that case you should take a look at the other clouds around you, which can help you to estimate what is above you. If the cloud over there looks big, the one you are under is probably big too.
The dangers of storms Storms are scary things in general but there are two main dangers for pilots. These are strong wind close to the ground; and getting sucked up to high altitudes and getting frozen. Lightning is also a danger, but I have only ever heard of one person being struck by lightning in flight in the whole of flying history.
Strong wind: The number-one danger of storms remains strong wind. Strong wind can be seen from the air and you can actually see it quite easily. You can see wind on lakes or water, in the way the trees move, in smoke, in washing on the line, in the way the birds are landing or flying on the hillside. In dusty areas, you can see it as a line of dust approaching. Make sure you are not trying to land when strong wind hits.
Thunder: My own personal rule is that if I hear thunder I escape as fast as I can. This is of course the final straw and you should have seen many warning signs before you actually get a thunder clap, but the thunder clap is the absolute final warning that says ‘Get out of here’.
Terrain: The terrain in which you are flying is also very important. Mountainous terrain is much more dangerous than flatlands. This is because the mountains can cause the storm to spread quickly down a valley. Another problem is that valley winds can be funnelled down valleys and you have no route of escape. Take extra care in mountains, where playing with storms is much more dangerous. Keep a bigger safety margin.
Planning ahead When you are close to a storm you should study it. You need to see which way it is growing and also see what the best escape route is. If you ever get sucked in, then try to maintain a heading in the direction of your best escape route that you already worked out before you went in. Practise staying on course and using your instruments to make sure that you can stay on your planned best escape route. Take note of these things before you go into cloud. You might decide for instance to head due south, so check that your instruments can show you clearly due south before you get sucked in.
All storms are not equal At the World Championships 150 pilots flew safely every day for two weeks and on most days there were storms around. The storms were real storms with thunder and lightning, but they were quite mild without strong gust fronts. The storms were also forecast so they were expected by the pilots who were among the world’s best. This is not always the case. Our sports’ most serious storm accident took place in Como, Italy in 1989. The day was overcast with weak lift. All the pilots were scraping around in weak lift trying to stay up. Nobody expected storms. But a storm grew above the stratus cloud layer, and about 20 pilots were sucked into cloud on their hang gliders. Not only was the storm unexpected but it was also hidden and extremely violent. Several pilots were killed as they tried to land in strong winds around the gust fronts from the storm. This terrible day has gone down in the history books as the worst ever day in free flying.

Bình luận